Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhà sưu tầm Đồ Cổ Phạm Dũng

Go down

Nhà sưu tầm Đồ Cổ Phạm Dũng Empty Nhà sưu tầm Đồ Cổ Phạm Dũng

Bài gửi  Admin Tue Mar 10, 2009 11:15 pm

Anh được người đời gọi bằng nhiều cái tên: Dũng đồ cổ, Dũng võ sư, Dũng giáo viên, Dũng diễn viên... còn anhlại thích nhất cái tên mà cố giáo sư Trần Quốc Vượng gọi “Nhà hiếu cổ - hảo tâm”. Cũng có người đã ví Phạm Dũng mê gốm cổ như “trai mê gái”. Nhưng có lẽ với Phạm Dũng còn hơn như thế. Hễ có tiền là mang mua hết gốm cổ. Nửa đêm thức dậy cũng chỉ để ngắm nghía, nâng niu một chiếc bát cổ rồi gọi điện cho thằng bạn chí cốt đến cùng xem và bàn luận. Quả thật, khó ai yêu gốm say đắm nhưPhạm Dũng, ấy vậy mà anh đã vừa cho, vừa tặng 600 cổ vật.

Nhà sưu tầm Đồ Cổ Phạm Dũng Pham-Dung-1
Đồ cổ là thứ khó ăn cắp nhất

- Toàn đồ cổ mà anh để nhà cửa có vẻ tuềnh toàng, anh không sợ mất trộm sao?

Chả sợ. Đồ cổ là thứ khó ăn trộm nhất. Thứ nhất, là họ không thể biết đồ nào quý để mà lấy. Thứ hai, lấy rồi thì không biết bán cho ai. Thứ ba, ăn cắp đồ cổ là dễ bị phát hiện nhất. Không tin, bạn cứ thử “chỉa” một món đồ nào đó rồi đem đi bán mà xem, chủ cửa hàng sẽ nhìn bạn từ đầu đến chân sau đó hỏi một vài câu là “lộ vở” ngay. Nếu ông chủ nào chơi lâu năm còn nhận biết được đó là đồ của ai vì tên tuổi của tôi trong giới chơi đồ cổ ở khắp đất nước này ai chẳng biết, đó là chưa kể ở nước ngoài.

- Nếu họ nói đó là đồ của anh tặng thì sao?

Lại càng không vì tôi không bao giờ cho cá nhân. Nếu có thì chỉ khi người đó nhìn món đồ cổ như muốn ăn tươi nuốt sống thì tôi mới cho. Mà những người như thế họ sẽ không bao giờ đem bán đâu.

- Tôi hỏi như vậy là vì mấy năm gần đây, hiện tượng “chảy máu” đồ cổ liên tục xảy ra ở Việt Nam, không biết có sự “tiếp tay” của người trong nghề không?

Tôi lại thấy nó chẳng “chảy máu” tí nào. Anh có đánh giá đúng vai trò của nó đâu, anh có quý, có ôm nó vào lòng đâu mà bảo là “chảy máu”. Anh tự “cắt” nó đi đấy chứ. Từ thế kỷ thứ 14, Đông Nam á đã đánh giá cao sự độc đáo và cái đẹp hiếm có của đồ cổ VN. Nhưng ngược lại, chúng ta chưa biết tôn trọng, đánh giá đúng giá trị của đồ cổ là một phần của lịch sử và văn hoá. Chúng ta chỉ đánh giá cao đồ cổ khi được người nước ngoài định giá nó. Chẳng hạn như cái bát Lý này (cái bát được làm từ thời Lý-PV), bạn có tin không, tôi mua nó với giá của một cốc trà đá (1.000đ). Tôi đã từng đi nhiều nơi để săn lùng đồ cổ và thấy ngạc nhiên khi nó được dùng để múc cám lợn, kê chân bàn, thậm chí chả biết dùng nó vào việc gì mà để lăn lóc ở góc nhà.

- Nhưng đâu phải ai cũng hiểu được giá trị đích thực của đồ cổ khi vẻ bề ngoài của nó xấu xí, xù xì?

Đúng vậy. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là có thể anh không hiểu về giá trị của nó nhưng ít ra anh phải có ý thức gìn giữ. Tôi lấy ví dụ, khi tượng Thần vệ nữ được một trung uý quân đội tình cờ phát hiện. Ngay lập tức anh ta gọi cho chính quyền và họ đã mời các nhà khảo cổ đến để đánh giá, nghiên cứu. Còn ở ta, khi phát hiện di tích Hoàng thành Thăng Long, rất nhiều cổ vật và di chỉ khảo cổ bị mất đi do thiếu hiểu biết. Tất nhiên, để hiểu được phải có quá trình và nó phải được học trong nhà trường từ bé như là một phụ trương của lịch sử.

- Chuyện gì anh cũng có thể lí giải được nhưng tình yêu với gốm lại không thể gọi tên. Anh bắt đầu “yêu” nó từ khi nào?

Cha tôi thích sưu tầm đồ sứ nhưng do chiến tranh đã bị mất hết, “gia tài” chỉ còn lại cái bình gãy cổ do bị bom. Tôi mê gốm rất tình cờ, bắt đầu là từ thẩm mỹ, thấy đẹp thì mua. Càng tìm hiểu lại càng thấy đam mê. Mua nhiều nhưng có bao giờ nghĩ đến chuyện bán đâu. Nghĩ thế thì đi... buôn lợn còn hơn.

Khiêm tốn chẳng qua là lừa dối mình và người khác

- Một dạo thấy anh liên tục xuất hiện trên truyền hình trong chương trình “Nữ sinh tương lai” của Đài truyền hình Việt Nam, hay một số vai diễn trong phim truyền hình... Đó là nghề để anh “lấy ngắn nuôi dài” sao?

Tôi có nhiều nghề lắm. Dạy võ, đóng phim, viết báo, xem tướng, dạy học...

- Thế mà anh vẫn nghèo?

Vì tôi “nướng” hết vào đồ cổ.

- Nghĩa là anh chỉ mua chứ không bán?

Có chứ, không bán thì tôi lấy đâu ra tiền để mua. Những đồ “độc” thì tôi không bao giờ bán.

- Đến khi nào thì anh tính đến chuyện bắt đồ cổ phải “nuôi” mình?


Khi nào tôi không làm việc được nữa. Còn bây giờ, tôi vẫn “đắt sô” lắm.

- Xin lỗi nếu có làm anh phật ý nhưng hình như anh không được khiếm tốn cho lắm?

Tại sao phải khiêm tốn. Binh pháp nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Người cố tỏ ra khiêm tốn là kẻ đểu cáng nhất. Điều đó chẳng qua là tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Tự nói đúng về mình mới là dũng cảm. Muốn tôn trọng người khác thì trước hết phải tôn trọng chính mình.

- Nhưng ai tiếp xúc với anh cũng thấy “cái tôi” của anh lớn quá. Anh sống vì “cái tôi” của mình nhiều hơn thì phải?

Trong một cộng đồng mạnh phải có những “cái tôi” mạnh. “Cái tôi” của tôi không bao giờ đi vun vén cho mình. Mỗi người cần phải biết giá trị đích thực của mình nhưng giá trị ấy là đối với xã hội chứ không phải với chính anh. Nghĩa là anh phải mang lại lợi ích gì đó cho người khác chứ không phải là anh dựa vào chức vị để làm lợi cho mình.

Buôn đồ cổ ở một nước lạc hậu lãi lắm

- Trong tài sản của anh, hiện món đồ nào là giá trị nhất?


Đó là một chiếc thạp người nâu hoa trắng có 6 người đứng múa bên dưới. Lúc đó tôi mua nó chỉ với giá hơn 100 ngàn.

- Thế thì những người chơi đồ cổ như anh lãi to?


Buôn đồ cổ thì chắc chắn là lãi to, nhất là ở một nước lạc hậu, ít hiểu biết về giá trị của nó như ở VN. Nhưng tôi chỉ là người sưu tầm đồ cổ chứ không buôn. Có lẽ vì thế mà tôi vẫn nghèo.

- Anh không bán, nhưng anh lại cho, tặng hàng trăm đồ gốm cổ quý giá. Có hay không sự chơi chội, hay tự lăng-xê tên tuổi mình ở đây?


Nếu tôi nói là không thì có lẽ cũng chẳng ai tin. Nhưng tôi có nhu cầu cho thật đấy. Tuy nhiên tôi chỉ cho những ai biết và có nhu cầu biết về vốn cổ của cha ông để lại. Tôi đã cho khoảng 600 món rồi: cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, khoa Lịch sử ĐH KHXH&NV, khoa Bảo tồn bảo tàng ĐH Văn hóa Hà Nội, Viện Văn hoá dân gian... ở nhà mình thì nó chỉ là những món đồ cổ và thoả mãn tình yêu mang màu sắc của cá nhân. Lớn hơn thì đó là những đồ cổ có giá trị lớn về tiền bạc. Nhưng ra với cộng đồng, cho nó cất tiếng nói, nó sẽ có giá trị của di sản, của quá khứ cha ông để lại.

- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!


Thụy Phương
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 37
Age : 38
Registration date : 28/02/2009

https://cheguevara.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết